Bổ sung nhóm đối tượng được ngân sách Nhà nước đóng bảo hiểm y tế
Hai nhóm đối tượng bổ sung là người dân các xã an toàn khu, vùng an toàn khu cách mạng và người dân tộc thiểu số đang sinh sống tại địa bàn các vùng khó khăn.
Có 43 kết quả được tìm thấy
Hai nhóm đối tượng bổ sung là người dân các xã an toàn khu, vùng an toàn khu cách mạng và người dân tộc thiểu số đang sinh sống tại địa bàn các vùng khó khăn.
Về Yên Lâm hôm nay, điều dễ nhận thấy đó chính là sự đổi thay hiện hữu trên khắp các thôn, xóm. Những tuyến đường được đổ bê tông, trải nhựa Asphalt thay cho những tuyến đường nhỏ hẹp, mấp mô, nhiều ngôi nhà cao tầng, nhà vườn được xây dựng, nhiều doanh nghiệp đã tìm về đây để đầu tư sản xuất, kinh doanh; các làng nghề tiểu thủ công nghiệp nhộn nhịp những chuyến hàng xuất đi muôn nơi… Sự "thay da đổi thịt" đã và đang hiện hữu trên mảnh đất vốn được xem là vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn của huyện Yên Mô.
Với mục tiêu giảm nghèo bền vững, huyện Kim Sơn đã triển khai nhiều giải pháp và bố trí nguồn lực đầu tư cải thiện đời sống của người nghèo, nhất là tại các xã vùng khó khăn, vùng sâu, vùng xa. Trong đó, chính sách hỗ trợ vốn tín dụng cho người nghèo và các đối tượng chính sách được tích cực triển khai, giúp hàng nghìn hộ nghèo và các đối tượng chính sách trên địa bàn tiếp cận với nguồn vốn ưu đãi để phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập, vươn lên thoát nghèo, từng bước làm giàu trên chính mảnh đất quê hương.
Kim Sơn có 5 xã được thụ hưởng nguồn vốn của chương trình cho vay hộ sản xuất, kinh doanh vùng khó khăn. Nguồn vốn này đã và đang trợ lực rất nhiều cho các xã nhiều khó khăn của huyện Kim Sơn, mở ra cơ hội cho người dân phát triển kinh tế, nâng cao đời sống và giảm nghèo bền vững.
Mọi đối tượng trẻ em đều có nguy cơ trở thành nạn nhân của xâm hại tình dục. Song, từ thực tiễn cho thấy những trẻ em ở khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn… vẫn là những đối tượng tiềm ẩn nhiều nguy cơ hơn cả. Những vụ xâm hại tình dục trẻ em xảy ra đã gây bức xúc trong dư luận xã hội và sự hoang mang, lo lắng cho các bậc phụ huynh. Thực tế này đòi hỏi các cấp, các ngành, nhà trường, mỗi gia đình và toàn xã hội cần phải có những giải pháp cấp bách để giúp các em có định hướng suy nghĩ, lối sống đúng đắn, kỹ năng ứng phó trong mọi tình huống và biết cách tự bảo vệ mình.
Chương trình cho vay hộ gia đình sản xuất, kinh doanh vùng khó khăn được triển khai từ năm 2007. Qua 12 năm triển khai trên địa bàn tỉnh, Chương trình đã đem lại những hiệu quả thiết thực, vốn cho vay ưu đãi giúp cho người dân có nguồn vốn để sản xuất, kinh doanh, phát triển kinh tế và làm thay đổi kinh tế - xã hội, góp phần xây dựng nông thôn mới của các xã vùng khó khăn.
Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Quyết định 1010/QĐ-TTg về đơn vị hành chính cấp xã thuộc vùng khó khăn.
Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Chương trình mục tiêu giáo dục vùng núi, vùng dân tộc thiểu số, vùng khó khăn giai đoạn 2016 - 2020.
Nhờ nguồn vốn từ Chương trình cho vay hộ sản xuất, kinh doanh vùng khó khăn, những năm qua trên địa bàn tỉnh có hàng nghìn hộ không thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo của các xã khó khăn trên địa bàn tỉnh được vay vốn ưu đãi để đầu tư phát triển sản xuất với nhiều mô hình kinh tế có thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm. Mới đây, Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH) Trung ương tiếp tục bổ sung thêm 30 tỷ đồng vốn chương trình cho vay sản xuất, kinh doanh vùng khó khăn cho tỉnh, tạo điều kiện cho trên 700 hộ dân được tiếp cận nguồn vốn này.
Gần 10 năm nay, nguồn vốn từ chương trình cho vay sản xuất, kinh doanh vùng khó khăn đã và đang trợ lực rất nhiều cho những địa bàn còn nhiều khó khăn của huyện Kim Sơn, mở ra cơ hội cho người dân làm kinh tế, cải thiện, nâng cao đời sống.
Thủ tướng Chính phủ vừa ký ban hành Chỉ thị số 01/CT-TTg về việc tăng cường chỉ đạo thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020; trong đó yêu cầu tập trung vào 3 nhóm chính sách: Hỗ trợ phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho hộ nghèo; hỗ trợ hiệu quả cho người nghèo tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản; phát triển hạ tầng các vùng khó khăn, vùng có tỷ lệ hộ nghèo cao.
Trong tháng 4-2016, Sở Lao động, Thương binh và Xã hội đã tổ chức 4 diễn đàn trẻ em với chủ đề "Lắng nghe trẻ em nói". Các diễn đàn được tổ chức lần này tập trung vào các đối tượng là trẻ em vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn. Tham gia diễn đàn, các em không chỉ được trang bị những kiến thức quan trọng liên quan đến việc thực hiện các quyền và bổn phận của trẻ em theo Luật Bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em mà còn được nói lên suy nghĩ, mong muốn của mình đối với nhà chức trách.
Nhiều năm qua, nguồn vốn từ chương trình cho vay sản xuất, kinh doanh vùng khó khăn đã và đang trợ lực rất nhiều cho những địa bàn còn nhiều khó khăn trong tỉnh, mở ra cơ hội cho người dân làm kinh tế, xóa nghèo, cải thiện và nâng cao đời sống.
Tại Quyết định 12/2016/QĐ-TTg, Thủ tướng Chính phủ cho phép kéo thời gian thực hiện Quyết định số 30/2012/QĐ-TTg ngày 18/7/2012 về tiêu chí xác định thôn đặc biệt khó khăn, xã thuộc vùng dân tộc và miền núi giai đoạn 2012 - 2015 và Quyết định số 1049/QĐ-TTg ngày 26/6/2014 về ban hành Danh mục các đơn vị hành chính thuộc vùng khó khăn cho đến khi quy định mới của Thủ tướng Chính phủ về các vấn đề này có hiệu lực.
Theo Quyết định 306/QĐ-TTg về điều chỉnh mức cho vay đối với hộ gia đình sản xuất, kinh doanh tại vùng khó khăn vừa được Thủ tướng Chính phủ ban hành, từ 15/3/2016, mức vốn cho vay đối với một hộ gia đình sản xuất, kinh doanh tối đa là 50 triệu đồng thay vì được vay tối đa 30 triệu đồng như hiện nay.
Theo quy định mới của Thủ tướng Chính phủ, thương nhân là cá nhân không thực hiện mở sổ sách kế toán và nộp thuế khoán theo quy định của cơ quan thuế được vay tối đa 50 triệu đồng từ Ngân hàng Chính sách xã hội để hoạt động thương mại tại vùng khó khăn.
Cùng với sự đầu tư toàn diện của Nhà nước, sự tận tâm của đội ngũ nhà giáo, sự hiếu học của người dân, thời gian qua ngành Giáo dục Ninh Bình đã có nhiều khởi sắc, trong đó phong trào chăm lo cho sự nghiệp giáo dục ở các xã vùng cao, vùng khó khăn trong tỉnh ngày càng được chú trọng, góp phần thu hẹp khoảng cách giáo dục thành thị và vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn trong tỉnh.
Công tác xuất khẩu lao động được đánh giá là hướng đi hiệu quả nhằm cải thiện kinh tế của nhiều gia đình, xóa đói, giảm nghèo ở các vùng nông thôn, vùng khó khăn. Tuy nhiên, có một thực tế là sau nhiều năm làm việc ở nước ngoài, mặc dù đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm, nâng cao trình độ tay nghề, đặc biệt là tác phong làm việc rất chuyên nghiệp, song khi trở về nước, nhiều lao động vẫn khó khăn tìm việc làm đúng với chuyên môn. Các doanh nghiệp vẫn chưa có chính sách thu hút, sử dụng nguồn nhân lực có tay nghề này.
Theo Quyết định 750/QĐ-TTg ngày 1-6-2015 của Thủ tướng Chính phủ, từ ngày 5-6-2015, lãi suất cho vay chương trình hộ nghèo, học sinh, sinh viên, đối tượng chính sách đi lao động có thời hạn ở nước ngoài, vay vốn quỹ quốc gia về việc làm giảm từ 7,2%/năm xuống còn 6,6%/năm; lãi suất cho vay đối với hộ cận nghèo giảm từ 8,64%/năm xuống 7,92%/năm; lãi suất cho vay nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn, hộ gia đình sản xuất, kinh doanh tại vùng khó khăn giảm từ 9,6%/năm xuống còn 9%/năm. Việc điều chỉnh giảm lãi suất sẽ góp phần giúp người nghèo được tiếp cận nguồn vốn vay dễ dàng hơn, giúp công cuộc xóa đói, giảm nghèo đạt kết quả cao, nhanh và bền vững.
Thực hiện Quyết định số 36/2013/QĐ-TTg ngày 18/6/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc hỗ trợ gạo cho học sinh tại trường ở khu vực có điều kiện kinh tế-xã hội đặc biệt khó khăn, tỉnh Ninh Bình có 6 trường THPT của 2 huyện Kim Sơn và Nho Quan được hỗ trợ 15.525 kg gạo.
Ngày 25/12, Sở Y tế tổ chức kỷ niệm ngày dân số Việt Nam 26-12 và tổng kết Chiến dịch "Tăng cường tuyên truyền, vận động lồng ghép dịch vụ SKSS/KHHGĐ đến vùng khó khăn, vùng có mức sinh cao" và chiến dịch "Truyền thông lồng ghép dịch vụ KHHGĐ" tỉnh Ninh Bình năm 2013.
Sáng 12/4, UBND thị xã Tam Điệp tổ chức tổng kết 10 năm thực hiện Pháp lệnh dân số (2003-2013) và triển khai chiến dịch "Tăng cường tuyên truyền, vận động lồng ghép dịch vụ SKSS/KHHGD đến vùng khó khăn, vùng có mức sinh cao và Chiến dịch truyền thông lồng ghép dịch vụ KHHGĐ" năm 2013.
Hôm nay, Sở Y tế Ninh Bình đã tổ chức kỷ niệm ngày dân số thế giới 11-7 và sơ kết công tác dân số/KHHGĐ 6 tháng đầu năm 2012, phát động đợt 2 chiến dịch "Tăng cường tuyên truyền vận động lồng ghép dịch vụ SKSS/KHHGĐ năm 2012 đến vùng khó khăn, vùng có mức sinh cao".
Ngày 27-4, Ban Chỉ đạo công tác Dân số-KHHGĐ tỉnh phối hợp với UBND huyện Yên Khánh tổ chức lễ phát động ra quân Chiến dịch "Tăng cường tuyên truyền, vận động lồng ghép dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản, kế hoạch hóa gia đình đến vùng vùng khó khăn, vùng có mức sinh cao" tỉnh Ninh Bình năm 2012.
Theo đánh giá của lãnh đạo Chi cục Dân số /KHHGĐ tỉnh, đến thời điểm hiện tại, công tác chuẩn bị cho Chiến dịch "Tăng cường tuyên truyền, vận động, lồng ghép dịch vụ SKSS /KHHGĐ đến vùng khó khăn, vùng có mức sinh cao và Chiến dịch truyền thông lồng ghép dịch vụ KHHGĐ" tỉnh Ninh Bình năm 2012 đã cơ bản hoàn tất.